Nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại

Có thể nói, cùng với sự phát triển của xã hội ranh giới giữa thực và giả trong cuộc sống chưa bao giờ mong manh đến thế. Những tin tức về thực trạng hàng hóa giả, thực phẩm giả, bằng cấp giả đã không còn xa lạ, thế nhưng đau lòng hơn, cuốn theo guồng quay của cuộc sống ngay cả nhân cách- phần giá trị tiềm ẩn bên trong con người cũng bị làm giả. Từ thực trạng thực - giả, anh/chị hãy viết bài nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại.

Đề bài: Nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

nghi luan xa hoi ve nhan cach gia trong xa hoi hien dai

Nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại


I. Dàn ý Nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại

1. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề : "nhân cách giả trong xã hội hiện đại"

2. Thân bài

- Giải thích khái niệm : Nhân cách
- Phân tích làm sáng tỏ vấn đề:
- Những biểu hiện của nhân cách giả
- Lấy ví dụ, phân tích, nêu quan điểm
- Hậu quả :
+ Bị xã hội lên án, xa lánh
+ Cô độc, không ai tin tưởng
+ Chịu sự trừng phạt của pháp luật
+ Ảnh hưởng đến những người xung quanh...(Còn tiếp)

>>Dàn ý Nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về nhân cách giả trong xã hội hiện đại

Mạng sống con người đang bị đe dọa từng ngày bởi những vấn đề toàn cầu như chiến tranh, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường, vấn đề dân số,... nhưng đó chưa phải là tất cả vì hiện nay vấn đề về nhân cách con người đang đặt ra một câu hỏi lớn cho xã hội. Đó là những lo lắng về nhân cách giả trong xã hội hiện đại, con người trở nên giả dối, che giấu đi bản chất thật của mình thay vì đối diện với sự thật và từng bước sửa chữa để hoàn thiện bản thân.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề, trước tiên chúng ta phải hiểu về khái niệm nhân cách. Vậy nhân cách là gì, tại sao con người lại trở nên giả dối trong nhân cách của chính bản thân họ? Thứ nhất nhân cách là cái riêng biệt của bản thân mỗi người, là phẩm chất, lối sống, tư tưởng của mỗi người. Nhân cách con người cũng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh và môi trường sống, thế nhưng cũng có những người vẫn giữ được phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vậy phải chăng nhân cách của mỗi người là do bản thân họ quyết định. Đúng vậy, không có ai có thể bắt bạn trở thành tội phạm, không ai khiến bạn rơi vào con đường tội lỗi. Con người thường đổ lỗi cho hoàn cảnh khiến họ thay đổi, họ bắt buộc phải thay đổi để thích nghi nhưng tự bản thân họ có thể chọn hướng đi cho mình cơ mà, ai cũng có những cách giải quyết vấn đề khác nhau vậy nên mới có những người đáng kính và những kẻ đáng khinh. Và trong xã hội ngày nay câu chuyện về những kẻ nhân cách giả không thiếu.

Người ta thường nói nên phát huy điểm mạnh và cải thiện những điểm còn yếu kém thế nhưng với một số người dường như họ lại nhầm lẫn về điểm mạnh của bản thân họ. Nhiều người có tài ăn nói và bắt đầu đi tiếp thị sản phẩm. Thay vì bán sản phẩm tốt và chất lượng cho người tiêu dùng, họ lại dùng tài ăn nói của mình để bù đắp cho phần chất lượng yếu kém. Rồi đến khi nhiều người biết được chiêu trò lừa bịp ấy thì họ lại di chuyển đến những vùng nông thôn kiến thức hạn hẹp. Họ tự tâng bốc sản phẩm của mình, nào là cho dùng thử, mua một tặng một thế nhưng đằng sau những lời ngon ngọt đầy uy tín ấy lại là bộ mặt của kẻ xảo trá lừa gạt những người dân nghèo khó.

Nhưng thế chưa đủ, xã hội ngày nay vẫn có những kẻ muốn ăn không của người khác. Bên ngoài giả bộ tri thức, là con người với nhân cách cao cả thế nhưng khi lột lớp mặt nạ da người ấy ra lại toàn giả dối. Nhiều kẻ vì lòng tham sinh trộm cắp, cướp của giết người, nhiều kẻ máu lạnh cướp đi mạng sống của những người vô tội mà chẳng chút động lòng hay ghê tay. Chúng chẳng hay nghĩ đến nỗi mất mát tột cùng của những người kém may mắn bị chúng tước đi mạng sống, chẳng ai trên đời xứng đáng có cái quyền phán xét hay tước đoạt đi hạnh phúc của người khác và tuyệt nhiên không kẻ nào có quyền cướp đi mạng sống của một con người khỏe mạnh. Chúng ta đều là con người, chúng ta may mắn sinh ra đầy đủ các bộ phận thế sao lại có những kẻ muốn ăn không của xã hội, sao không lao động để làm giàu cho xã hội và cho bản thân mình. Đồng tiền lương thiện bằng chính sức lực của mình chẳng phải tốt hơn hay sao?

Lại kể đến câu chuyện của những người kém may mắn vì chất độc hay một nguyên do nào đó mà cơ thể thiếu sót trở thành người khuyết tật. Bản thân họ đã chẳng may mắn gì, vậy thay vì chế giễu và phân biệt đối xử với họ như nhiều người thường hay làm thì tại sao chúng ta không có nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực hơn để họ có thể hòa nhập với cộng đồng và xoa dịu mặc cảm, nỗi đau trong họ. Người ta kém may mắn trở nên khuyết tật hay chẳng may mất đi khả năng lao động phải đi ăn xin đã đành vậy mà trong xã hội lại có những người lợi dụng lòng thương của người khác để kiếm tiền. Nhiều kẻ giả vờ khuyết tật, khó khăn để lừa gạt kiếm tiền, nhiều kẻ tinh vi hơn thì mang danh nghĩa từ thiện để vận động quyên góp rồi bỏ túi riêng để rồi sau này khi người ta muốn làm việc tốt, muốn đóng góp cho xã hội thì lại e ngại, chần chừ vì sợ lừa gạt, bởi xã hội có quá nhiều kẻ lừa đảo, nhân cách giả.

Chúng ta thường hay tự hào về đội ngũ tri thức của mình, thế nhưng bây giờ liệu chúng ta có còn cái tự tin ấy nữa? Bởi chăng học không giỏi cũng có thể thành giỏi, việc gì không mua được bằng tiền sẽ có thể mua được bằng rất nhiều tiền. Chắc các bạn cũng đã nghe báo đài nói về vụ việc gian lận thi cử của cả một tỉnh ở nước ta. Từ những học sinh hết sức tầm thường và học kém thế nhưng qua bàn tay của những cán bộ "nhiệt huyết" và "đầy trách nhiệm" thì chỉ sau đợt chấm thi, các sĩ tử của chúng ta đã được hô biến trở thành những thủ khoa với thành tích đáng nể. Và đáng nể hơn cả là khi sự thật được phơi bày thì có nhiều thủ khoa lại chưa đủ điểm tốt nghiệp, tại sao đối với những việc giả dối, con người ta lại trở nên nhanh nhạy đến vậy? Chúng ta thường không hay quan tâm đến quá trình và chỉ quan trọng đến kết quả, vậy nên đa số cố gắng đều được đánh giá qua điểm số, điều này gây áp lực đến rất nhiều bạn học sinh, và đặc biệt cũng vì điểm số mà bao nhiêu câu chuyện thương tâm đã xảy ra với những tâm hồn nhỏ bé.

Và con người không thể sống mãi trong sự giả dối ngọt ngào ấy bởi khi sự thật được phơi bày, bản thân họ sẽ không tránh khỏi hậu quả nặng nề ấy. Nhiều người đánh mất đi công việc của mình, mang tiếng xấu và bị cả xã hội lên án. Đâu chỉ có mình bản thân họ mà gia đình, dòng họ của họ cũng bị ảnh hưởng theo. Họ tự đánh mất đi sự tôn trọng của xã hội dành cho mình, lừa người khác được một, hai lần chứ lần thứ ba thì chẳng còn ai tin và nếu lần sau họ có thật sự gặp chuyện như vậy thì cũng chẳng còn ai giúp họ bởi lẽ con người ta vẫn nghĩ đó chỉ là một trò lừa phỉnh khác mà thôi. Vậy là con người ta lại tự đào hố chôn mình, tự xây lên cây cầu ngăn cách họ với thế giới con người, và rồi những kẻ tội đồ ấy không có kết cục nào khác ngoài bất hạnh và cô độc. Đó là cái giá phải trả cho những tham lam, khát vọng mù quáng không chính đáng của con người.

Vậy nên, để không rơi vào hoàn cảnh éo le như vậy mỗi người cần sống lành mạnh, sống chân thành, hài hòa với người khác, cần sẵn sàng giúp đỡ và sẻ chia với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, cùng giúp đỡ nhau phấn đấu đi lên vì biết đâu một ngày nào đó chính bản thân họ cũng gặp bất hạnh như vậy. Hãy cứ cho đi và đừng sợ mất vì làm việc tốt cũng khiến tâm hồn tươi đẹp, giúp cho chúng ta trở thành người tốt hơn, tránh xa lối sống giả dối đầy xấu xa kia. Và việc làm không thể thiếu để thức tỉnh những kẻ đã và sắp sa đọa vào con đường tội lỗi đó là việc lên án, bài trừ đối với những việc làm giả dối trong xã hội. Nhưng nếu con người biết quay đầu và thực sự hối cả thì hãy cho họ thời gian để làm lại từ đầu, mặc dù không còn được như ban đầu thế nhưng chúng ta cũng cần giúp họ đi đúng con đường của mình.

Xã hội phát triển không ngừng và con người phải không ngừng học tập, rèn luyện để bắt kịp sự thay đổi của xã hội nhưng tuyệt đối không được đi tắt đón đầu theo kiểu lừa gạt, có suy nghĩ giả dối. Cần sống chân thành và cố gắng hết sức bằng chính sức lực của mình, giúp đỡ và sống chan hòa với những người khác để hạn chế lừa gạt, giả dối, góp phần xây dựng lên một xã hội văn minh, giàu đẹp với những con người trân thành, nói không với nhân cách giả.

--------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-nhan-cach-gia-trong-xa-hoi-hien-dai-45297n.aspx
Cùng với vấn đề về nhân cách giả, các em có thể tiếp cận và làm quen với nhiều chủ đề được xã hội quan tâm khác qua việc tham khảo: Nghị luận xã hội về việc bán hàng rong trên đường phố hiện nay, Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em, Nghị luận về một thói quen trong xã hội Sự nịnh bợ, Nghị luận Vấn đề Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Tác giả: Hoài Linh     (3.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận xã hội về tác hại của ma túy trong xã hội
Suy nghĩ về hiện tượng chạy trốn bản thân trong xã hội hiện đại
Dàn ý nghị luận về vai trò của tri thức
Nghị luận về Trò chơi điện tử: lợi hay hại?
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay
Từ khoá liên quan:

nghi luan xa hoi ve nhan cach gia trong xa hoi hien dai

, dan y nghi luan ve nhan cach va pham gia cua con nguoi , dan y nghi luan xa hoi ve nhan cach,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới