Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm

Câu chuyện về nam sinh ở Nghệ An vì cứu 5 em nhỏ bị đuối nước mà hi sinh bản thân mình đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng dư luận suốt một thời gian dài. Chứng kiến tấm gương sáng về tình thương và lòng dũng cảm ấy có khi nào chúng ta tự hỏi tình thương là gì? lòng dũng cảm có sức mạnh ghê gớm đến đâu mà người ta có thể chấp nhận thiệt thòi, hiểm nguy, thậm chí đánh đổi cả mạng sống để bảo vệ, che chở cho người khác hay chưa? Các bạn hãy cùng chúng tôi làm bài nghị luận xã hội suy nghĩ về lòng dũng cảm để tìm thấy lời giải đáp cho riêng mình nhé!
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Đề bài: Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm

nghi luan xa hoi suy nghi ve long dung cam

Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm


I. Dàn ý Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm

1. Mở bài

Giới thiệu về lòng dũng cảm: Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của dân tộc ta.

2. Thân bài

- Giải thích: Dũng cảm là lòng bạo dạn, không sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng vượt qua dù có phải hy sinh tính mạng
- Phân tích, chứng minh
+ Người dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, luôn tin tưởng vào chính nghĩa, sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ chính nghĩa.
+ Biết phân biệt đúng sai phải trái, làm sai biết chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi, sửa lỗi...(Còn tiếp)

>> Dàn ý Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm

"Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" là một câu tục ngữ rất hay nói về lòng dũng cảm của con người. Dũng cảm là một đức tính vô cùng quý báu, cần thiết giúp ta mạnh mẽ hơn, vượt qua được mọi thử thách và đạt được thành quả mong muốn trong cuộc sống.

Trước tiên, ta nên biết thế nào là lòng dũng cảm. Dũng cảm là sự bạo dạn, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, sẵn sàng vượt qua dù có phải hy sinh một điều gì đó.

Lòng dũng cảm biểu hiện qua xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ quá khứ cho đến hiện tại, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là sự gan góc quyết liệt dám đương đầu với khó khăn. Người dũng cảm là người dám nghĩ, dám làm, thấy khó khăn không hề nản lòng, mà luôn tìm cách vượt qua. Họ luôn tin tưởng vào chính nghĩa, tìm cách bảo vệ chính nghĩa. Bên cạnh đó, họ biết phân biệt đúng, sai, phải, trái, họ luôn đứng về phía công lý, nếu mình có làm sai thì luôn dám nhận lỗi, sửa lỗi và chịu trách nhiệm cho những hành động sai trái mà mình đã làm. Ta có thể bắt gặp bất cứ một con người nào có trong mình lòng dũng cảm. Từ thời xa xưa, đất nước ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, con người luôn phải đối mặt với chiến tranh, với cái chết, nhưng họ không hề sợ hãi, lùi bước, mà luôn tìm cách đứng lên đấu tranh. Chắc hẳn ta nhớ rất rõ nhân vật lịch sử anh Phan Đình Giót xả thân mình lấp lỗ Châu Mai để bảo vệ căn cứ - một hành động đẹp với bao lòng dũng cảm. Ngày nay, khi đất nước được hòa bình, được ổn định, ta có thể thấy lòng dũng cảm của những chú chiến sĩ công an luôn đấu tranh, tìm cách ngăn chặn tội phạm. Có nhiều chiến sĩ công an đã phải hy sinh khi thi hành nhiệm vụ. Không chỉ vậy, lòng dũng cảm luôn xuất hiện xung quanh chúng ta, khi ngoài đường có cướp, rất nhiều người chung tay vào tìm cách bắt cướp, hay cứu người gặp nạn trên đường... Chắc hẳn chúng ta nhớ người thanh niên Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu những em nhỏ bị đuối nước, khi các em được cứu, an toàn thì Nam đã không qua khỏi. Đó là những tấm gương sáng để cho chúng ta học tập và noi theo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thật đáng phê phán, lên án những con người rụt rè nhút nhát, hễ thấy khó khăn là bỏ cuộc hay những con người có suy nghĩ lệch lạc sai trái về lòng dũng cảm. Họ lầm tưởng lòng dũng cảm mà sinh ra tính cố chấp bảo thủ, hành động liều lĩnh mà không phân biệt đúng sai. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến chính họ cũng như đối với cộng đồng.

Lòng dũng cảm luôn được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc và có ở mọi người. Những người lính vẫn giữ vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương, bảo vệ biên giới đất nước. Và đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai cần có lòng dũng cảm để khẳng định bản thân mình. Phải biết vượt qua khó khăn, không sợ khổ, vất vả. Là học sinh thì phải mạnh dạn đứng lên chống những điều tiêu cực ở xung quanh và đặc biệt trong chính ngôi trường mình đang học. Trong các kỳ thi, dám mạnh dạn, đứng lên chỉ ra lỗi của các bạn nếu sao chép, copy bài. Bên cạnh đó, không rụt rè, nhút nhát mà bao che các hành vi xấu của bạn, phải dũng cảm chỉ ra. Quan trọng hơn, cần phải dũng cảm mà chỉ ra lỗi sai của bản thân, dám nhận lỗi, chịu trách nhiệm cho những hành động sai trái mà mình đã làm. Nếu mỗi cá nhân có trong mình lòng dũng cảm, cộng đồng xã hội sẽ luôn luôn công bằng, tốt đẹp.

Lòng dũng cảm giúp con người khẳng định được bản thân mình, nhưng để có lòng dũng cảm không phải dễ. Mỗi chúng ta cần phải hiểu biết rõ về lòng dũng cảm, tránh những hiểu biết sai dẫn đến bảo thủ. Lòng dũng cảm sẽ là một chìa khóa giúp nhân cách của chúng ta ngày một hoàn thiện hơn và tạo một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh!

-------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-suy-nghi-ve-long-dung-cam-45699n.aspx
Cùng với bài Nghị luận suy nghĩ về lòng dũng cảm, để rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng hiếu thảo, Nghị luận xã hội về lòng nhân hậu, Nghị luận xã hội về lòng tự trọng, Nghị luận về lòng kiên trì nhẫn nại.

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Nghị luận xã hội suy nghĩ về bản chất của thành công
Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn
Nghị luận xã hội 200 chữ nêu suy nghĩ của em về sự thành công
Dàn ý suy nghĩ về câu thơ: Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng...
Từ khoá liên quan:

Nghi luan xa hoi Suy nghi ve long dung cam

, trinh bay nhung suy nghi cua minh ve long dung cam, nghị luan ve long dung cam,

SOFT LIÊN QUAN
  • Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường

    Bài văn mẫu nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường

    Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường là một đề tài nghị luận quen thuộc mà học sinh phải thực hiện, qua đó, mỗi học sinh sẽ thể hiện được suy nghĩ, quan điểm cá nhân về vấn đề môi trường, đưa ra giải pháp cụ thể ...

Tin Mới