LDL cholesterol là gì? Tăng giảm có tác hại và lợi ích gì

Chắc hẳn trong số chúng ta đã từng nghe đến thuật ngữ cholesterol ít nhất là một lần, nhưng không biết nó là gì, vậy để tìm hiểu cholesterol là gì? LDL cholesterol là gì? Tăng giảm có tác hại và lợi ích gì, bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu cho bạn Cholesterol là gì? LDL cholesterol là gì? Tăng giảm có tác hại và lợi ích gì. Cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

ldl cholesterol la gi tang giam co tac hai va loi ich gi

LDL cholesterol là gì? Tăng giảm có tác hại và lợi ích gì

Cholesterol là gì?

Cholesterol là chất béo dính giống sáp được tìm thấy trong tất cả các tế bào cơ thể con người. Gan tạo ra cholesterol, ngoài ra cholesterol cũng có trong một số loại thực phẩm như thịt và các sản phẩm từ sữa. Cơ thể con người cần một số cholesterol để hoạt động bình thường, nhưng nếu lượng cholesterol trong máu quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

LDL Cholesterol và HDL Cholesterol là gì?

Có 2 loại cholesterol chính bao gồm: LDL cholesterol (có hại) và HDL cholesterol có lợi). Cụ thể:

- LDL là viết tắt của Low-density Lipoprotein, là một loại cholesterol có hại vì mức LDL cao dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong động mạch.
- HDL là viết tắt của High-density Lipoprotein, là một loại cholesterol có lợi, giúp cơ thể dọn dẹp bớt chất béo trong máu ra khỏi cơ thể nhờ gan.

Tăng giảm LDL cholesterol có tác hại và lợi ích gì?

Nếu LDL Cholesterol trong máu quá cao cùng các chất khác sẽ hình thành mảng bám và tích tụ trong động mạch, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch vành xảy ra nếu tích tụ mảng bám trong các động mạch của tim khiến các động mạch trở nên cứng và thu hẹp hơn, làm chậm hoặc ngăn máu nuôi tim. Máu mang oxy nuôi tim, vô hình chung điều này khiến tim không có đủ oxy và gây ra tình trạng đau thắt ngực, hoặc nguy hiểm hơn có thể gây ra các cơn đau tim.

Làm thế nào để biết mức LDL cholesterol là bao nhiêu?

Xét nghiệm máu có thể đo được mức độ cholesterol và cả LDL cholesterol trong máu là bao nhiêu. Khi nào nên xét nghiệm máu và mức độ thường xuyên xét nghiệm là bao nhiêu tùy thuộc vào độ tuổi, yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình. Các khuyến cáo chung:

- Với những người dưới 19 tuổi:

+ Xét nghiệm đầu tiên từ độ tuổi 9 - 11 tuổi.
+ Trẻ em nên được xét nghiệm 5 năm / lần.
+ Nếu gia đình có tiền sử cholesterol trong máu cao, đau tim hoặc đột quỵ, tẻ nên được xét nghiệm máu từ năm lên 2 tuổi.

- Với những người từ 20 tuổi trở lên:

+ Nên xét nghiệm máu 5 năm / lần.
+ Nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 65 và phụ nữ từ 55 đến 65 nên xét nghiệm máu 1 - 2 năm / lần.

Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến mức LDL cholesterol

Các yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến mức mức LDL cholesterol bao gồm:

- Chế độ ăn: Chất béo bão hòa và cholesterol trong thực phẩm làm tăng mức cholesterol trong máu.
- Cân nặng: Thừa cân có xu hướng tăng mức LDL, giảm mức HDL và tăng tổng thể mức cholesterol trong máu.
- Hoạt động thể chất: Cơ thể lười vận động có thể dẫn đến tình trạng tặng cân, điều này có thể dẫn đến làm tăng mức LDL.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm HDL cholesterol. Như đã đề cập ở trên, HDL là một loại cholesterol có lợi, giúp cơ thể dọn dẹp bớt chất béo trong máu ra khỏi cơ thể nhờ gan. Nếu mức HDL thấp dẫn đến mức LDL cholesterol cao hơn.
- Tuổi tác và giới tính: Người già hàm lượng cholesterol cao. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có mức cholesterol thấp hơn so với nam giới ở cùng độ tuổi. Sau tuổi mãn kinh, mức LDL của phụ nữ có xu hướng tăng lên.
- Gen di truyền: gen di truyền cũng là một yếu tố tác động lượng cholesterol trong cơ thể.
- Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm steroid và một số loại thuốc trị huyết áp, và thuốc điều trị HIV / AIDS, có thể làm tăng mức LDL.
- Các yếu tố khác: Các bệnh như thận mãn tính, tiểu đường và HIV / AIDS có thể gây ra mức LDL cao hơn.

Mức LDL cholesterol bao nhiêu là tốt nhất?

Hàm lượng LDL cholesterol càng thấp càng tốt, vì LDL càng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và các vấn đề liên quan khác.

ldl cholesterol la gi tang giam co tac hai va loi ich gi 2

Làm sao để giảm LDL cholesterol?

Có 2 cách để làm giảm LDL cholesterol trong máu, bao gồm:

- Thay đổi các thói quen sống có hại:

+ Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch: Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày.
+ Kiểm soát cân nặng: Nếu đang trong tình trạng thừa cân nặng, giải pháp giảm cân có thể giúp giảm LDL cholesterol trong máu.
+ Vận động cơ thể: Vận động cơ thể thường xuyên (tối đa 30 phút / ngày).

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giảm cholesterol có sẵn bao gồm cả statin. Các loại thuốc này có thể có các tác dụng phụ khác nhau. Tốt nhất nên trao đổi với các bác sỹ hoặc người bán thuốc để được tư vấn tốt hơn.

Một số người bị tăng Familial Hypercholesterolemia (FH) có thể điều trị bằng lipoprotein apheresis.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ldl-cholesterol-la-gi-tang-giam-co-tac-hai-va-loi-ich-gi-40102n.aspx
Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn Cholesterol là gì? LDL cholesterol là gì? Tăng giảm có tác hại và lợi ích gì? Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin hữu ích về cholesterol cũng như các loại cholesterol. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm KOLs là gì? danh sách, báo giá các KOL Việt Nam, một hình thức marketing đang thịnh hành hiện nay.

Tác giả: Xuân Bắc     (3.8★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cách đăng ký tài khoản VietPN mới
Raspberry Pi có thể làm được những gì?
Tăng tốc độ máy tính, Smartphone bằng cách tắt hiệu ứng động
Keylogger là gì? tác hại và cách phòng tránh
Súng Desert Eagle PUBG Mobile có gì lợi hại ?
Từ khoá liên quan:

LDL cholesterol là gì

, tăng giảm LDL cholesterol có tác hại và lợi ích gì, cholesterol là gì,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ hồ sơ xin việc đầy đủ bao gồm những gì

    Hướng dẫn làm hồ sơ xin việc

    Bộ hồ sơ xin việc đầy đủ bao gồm những gì là câu hỏi rất nhiều người đặt ra nhất là các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm xin việc. Nhằm giúp bạn đọc trả lời chính xác nhất câu hỏi bộ hồ sơ xin việc đ ...

Tin Mới