Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới

Những kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới mà chúng tôi đã đúc kết được dưới đây chắc hẳn sẽ giúp ích cho các bạn nếu như đây là lần đầu đi lẽ chùa Yên Tử, mời bạn đọc của Taimienphi.vn cùng tham khảo bài viết Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới dưới đây để không còn bỡ ngỡ và có thể tự tin chuẩn bị tốt nhất cho chuyển đí.

Xu hướng lễ khai trương hay du xuân đầu năm mới ngày càng phát triển và phổ biến. Không chỉ chuẩn bị lễ cúng khai trương mà nhiều nhà, doanh nghiệp còn tổ chức đi du xuân, cúng bái đầu năm ở các đền, chùa. Đối với miền Bắc thì đi lễ chùa Yên Tử, lễ chùa Hương, lễ chùa Bái Đính đang là sự lựa chọn của nhiều người. Sau đây, taimienphi.vn xin chia sẻ kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới.

kinh nghiem di le chua yen tu dau nam moi

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới

Vào khoảng đầu năm mới, sau những ngày xum họp gia đình, chúc tụng nhau thì mọi người bắt đầu đi du xuân và địa điểm đi lễ chùa Yên Tử được nhiều người chọn lựa để cầu mongg một năm suôn sẻ, bình an. Bài viết kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới sẽ giúp bạn có chuyến đi du xuân thuận lợi.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới

Sau đây là kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới mà bạn nên biết

1. Phương tiện và đường đi Yên Tử

Vào những ngày đầu năm mới, du khách khắp nơi trên cả nước đổ xô về chùa Yên Tử nhiều hơn và gia tăng theo các năm nên phương tiện di chuyển, dịch vụ di chuyển ngày càng nhiều. Bạn có thể đến chùa Yên Tử bằng xe khách đi Yên Tử hoặc thuê xe du lịch. Tùy vào điều kiện tài chính, số người tham gia mà bạn chọn lựa phương tiện phù hợp.

Nếu bạn ở Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách đi từ Hà Nội tới Quảng Ninh khi tới Uông Bí thì bạn tới ngã 3 gặp đường 18 rẽ trái, đi thêm khoảng 2km chính là đoạn rẽ tới Yên Tử. Từ Uông Bí thì nếu bạn đi xe khách nên bảo bác tài cho xuống rồi bạn tiếp tục bắt taxi, xe buýt hoặc xe ôm để đi vào.

Có 2 cách để tới cáp treo Yên Tử, đó là đi xe điện với giá 10.000 đồng/người, còn không bạn có thể đi bộ với đoạn đường là 500m.

2. Thời gian thích hợp để đi lễ chùa Yên Tử

kinh nghiem di le chua yen tu dau nam moi 2

Đi chùa Hương đầu năm cần kinh nghiệm gì?

Theo kinh nghiệm lễ chùa Yên Tử đầu năm thì đến Yên Tử vào mùa nào, ngày nào cũng được nhưng khách du lịch thường chọn lựa vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Và bạn có thể đi du lịch Yên Tử 1 ngày hay nhiều ngày tùy thích.

3. Hành trình thăm quan và lễ chùa Yên Tử vào những ngày đầu năm

Nếu bạn chọn cách leo bộ thì bạn nên

- Hành trình

Từ bãi đỗ xe thì bạn đi thẳng tới suối Giải Oan. Tới suối, bạn nhìn ở bên trái của suối là Đàn Trang, ở đây, bạn nhớ thắp nhang cho tất cả các cung tần mỹ nữ trước khi đi lên chùa Giải Oan. Tiếp theo là lên chùa Giải Oan, bạn tiếp tục leo cẩn thận trên đường Tùng cổ để tránh việc chạm vào rễ Tùng rồi đi đến Tháp Tổ. Nếu như bạn có nhiều thời gian tham quan thì bạn có thể dừng ở đây và tháp nén nhang. Tiếp đó, bạn đi tới dốc Dây Diều để tới chùa Hoa Yên - chùa chính trong Yên Tử. Ngoài ra, bạn nên đi về phía sau của chùa để thắp nén nhang cho 3 vị tam tổ Trúc Lâm. Tiếp tục chuỗi hành trình là bạn đi về hướng tay phải là bạn sẽ tới chùa Một Mái. Cứ leo tiếp theo đường chính, bạn sẽ tới chùa Bảo Sái, đi tiếp và dừng lại ở khu dịch vụ của người dân, bạn sẽ thấy được tượng đá An kỳ Sinh thì bạn nhớ thắp hương. Ngay đó chính là Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông và đi tầm 300m nữa chính là khu vực chùa Đồng. Thắp hương xong, bạn có thể tham quan hoặc xuống núi. Khi xuống núi thì bạn nên đi phía tay phải để đi qua chùa Vân Tiêu thắp nén hương rồi đi xuống chân núi.

- Thời gian

Khi bạn đi leo bộ lên và xuống chùa Yên Tử, bạn sẽ mất 6 tới 8 tiếng mới có thể hoàn thành được việc đi lễ chùa Yên Tử. Tùy vào sức khỏe cũng như thời gian bạn dừng lại để thắp hương mà thời gian có thể tăng lên hoặc giảm đi.

Nếu bạn chọn cách đi cáp treo thì bạn nên

Hành trình cáp treo

Xuất phát từ bãi để xe trong khu vực chùa Yên Tử, bạn đi thẳng để tới cầu Giải Oan rồi đi lên chùa Giải Oan, thắp hương ở đây xong thì bạn đi xuống lối bên phải của chùa để tới ga 1 của Cáp treo. Khi tới ga 2 cáp treo thì bạn đi hướng tay phải để có thể qua Tháp Tổ rồi mới đến chùa Hoa Yên. Tiếp đó là bạn đi phía tay phải để tới ga 3 cáp treo. Ở trên đường mà bạn di chuyển sẽ thấy được chùa Một Mái, bạn lên đó thắp nhang rồi xuống ga 3 để đi cáp treo lên tới ga 4. Khi cáp treo dừng ở ga 4 thì bạn đi tầm 200m là tới tượng An kỳ Sinh rồi đi thắp hương ở Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tiếp tục tới chùa Đồng rồi đi xuống núi. Nếu bạn đi cáp treo, bạn sẽ không được dừng chân ở chùa Vân Tiêu, Bảo Sái như khi bạn lựa chọn hành trình đi bộ.

Giá vé cáp treo

kinh nghiem di le chua yen tu dau nam moi 3

Đi lễ chùa Yên Tử bằng cáp treo

Đối tượng được miễn

- Tăng, ni
- Thương binh có thẻ thương binh xác nhận
- Người già trên 70 tuổi có giấy chứng minh thư, thẻ người cao tuổi để xác nhận
- Trẻ em cao dưới 1,2m

Thời gian phục vụ

- Từ 5h - 20h hàng ngày từ tháng 1 tới tháng 3 âm lịch.
- Từ 7h - 18h hàng ngày từ tháng 4 tới tháng 12 âm lịch.

4. Dịch vụ ăn nghỉ tại Yên Tử

kinh nghiem di le chua yen tu dau nam moi 4

Lễ chùa Yên Tử đầu năm, đi chùa Yên Tử cầu gì?

Đi lễ chùa Yên Tử trở nên phổ biến hơn nên dịch vụ ở Yên Tử từ đó cũng phát triển nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch. Ở Yên Tử không gồm có 2 khu vực dịch vụ chính, đó là khu cạnh chùa Hoa Yên và khu dưới chân núi. Nếu bạn mua ở dưới chân núi thì sẽ có giá rẻ hơn rất nhiều, còn càng lên cao, giá bán càng tăng. Còn đối với dịch vụ ăn và ngủ qua đêm thì bạn nên đặt ăn tại nhà sàn Tùng Lâm.

5. Những lưu ý khi đi lễ chùa Yên Tử

Khi đến chùa Yên Tử, bạn nên chú ý tới:

- Trang phục lịch sự bởi chùa là một nơi linh thiêng
- Bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên bằng cách vứt rác vào đúng nơi quy định
- Không được chửi bậy và nói tục khi tới chùa Yên Tử
- Nếu bạn thấy mệt, bạn nên dừng chân để hít thở thật sâu, uống nước để năng lượng của bạn được phục hồi nhanh chóng rồi mới tiếp tục chuyến hành trình của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/kinh-nghiem-di-le-chua-yen-tu-dau-nam-moi-31904n.aspx
Trên đây là kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử mà bạn nên biết để chuyến đi du xuân đầu năm của công ty bạn, gia đình bạn trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn. Nếu bạn đang có dự định đi tham quan chùa Bái Đính đầu năm cũng nên không nên bỏ qua những kinh nghiệm quý báu mà những người đi trước để lại, tham khảo Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính đầu năm tại đây để có những kiến thức bổ ích cho mình.

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc
Mẫu văn khấn chùa Hà
Cap đi chùa, Stt đi lễ chùa hay nhất
Chùa Tam Chúc ở đâu? đường đi
Bài văn khấn Chùa Bà Đá
Từ khoá liên quan:

Lễ chùa Yên Tử

, kinh nghiệm du lịch Yên Tử, le chua Yen Tu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Những ngôi chùa nên đi đầu năm mới

    Hướng dẫn chọn chùa đi lễ đầu năm mới

    Tìm hiểu những ngôi chùa nên đi đầu năm mới dưới đây để tham gia các cuộc du xuân đầu năm, cầu mong bình an, may mắn và sức khỏe cho năm mới. Ở Việt Nam, vào dịp đầu xuân các gia đình thường tổ chức đến các đền, chùa lin ...

Tin Mới