Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc

Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc gồm có chùa Tam Chúc ở đâu, phương tiện di chuyển, điểm nổi bật của chùa, giá vé, các trải nghiệm nên thử ở chùa ... giúp các bạn có chuyến đi du xuân, khám phá chùa Tam Chúc trọn vẹn và thú vị nhất.

Tất tần tật kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam như giới thiệu về chùa Tam Chúc, những điểm nổi bật, đường đi, vị trí ... sẽ được chia sẻ trong bài viết sau. Nếu như bạn có ý định đi chùa Tam Chúc du lịch thì đừng quên lưu lại các kinh nghiệm đi du lịch chùa Tam Chúc dưới đây.

kinh nghiem di chua tam chuc

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam

 

1. Giới thiệu về chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc ở đâu? là câu hỏi được nhiều đặt ra, như chúng tải biết thì Chùa Tam Chúc là một ngôi chùa cổ tâm linh có từ ngàn đời đời nay, xây dựng từ thời nhà Đinh. Theo người dân kể lại thì chùa gắn liền với truyền thuyết " Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Ngày trước ở gần làng Tam Chúc có 7 ngọn núi và trên ngọn núi đó xuất hiện 7 đốm sáng giống như 7 ngôi sao nên người ta đặt tên là núi "Thất Tinh". Vì thế, vào thời nhà Đinh thì ngôi chùa này được xây dựng và lấy tên là chùa Thất Tinh. Nhưng sau đó, có người đã tìm tới núi Thất Tinh với mục đích lấy đi các ngôi sao sáng đó. Họ đã chất củi và đốt làm cho 4 ngôi sao bị mờ, còn 3 ngôi sao nữa thì vẫn còn sáng. Do đó, chùa Thất Tinh đổi tên là chàu Ba Sao hay được gọi là chùa Tam Chúc cổ.

tour du lich chua Tam Chuc Ha Nam

Tượng phật ở Điện Tam Bảo

Chùa Tam Chúc là khu du lịch quốc gia, một trong hai ngôi chùa lớn nhất trên thế giới do ông Xuân Trường làm chủ đầu tư. Dù công trình này chưa được hoàn thành nhưng có nhiều công trình trong chùa đã được hoàn thiện.

2. Chùa Tam Chúc ở đâu?

Chùa Tam Chúc nằm ở khu du lịch Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là nơi có vị trí vô cùng đắc địa, cầu nối giữa chùa Bái Đính ở Ninh Bình và Chùa Hương tạo ra quần thể "Tam giác vàng" du lịch tâm linh. Phí sau chùa chính là ngọn núi Thất Tinh, ở phía trước chính là hồ Lục Nhạc.

3. Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc

dia chi chua Tam Chuc

Cách di chuyển tới chùa Tam Chúc

Nằm cách Phủ Lý khoảng 10km, cách Hà Nội khoảng 60km nên di chuyển tới chùa Tam Chúc rất dễ dàng, thuận tiên, có nhiều cách để bạn chọn lựa. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đi từ Hà Nội tới chùa:

* Di chuyển bằng xe ô tô

Nếu đi từ Hà Nội và di chuyển bằng phương tiện ô tô, bạn có thể di chuyển tới đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ rồi tới quốc lộ 38 ở Duy Tiên thì rẽ vào đường quốc lộ 1A. Sau đó là bạn hướng tới Kim Bảng rồi đi về thị trấn Ba Sao. Hoặc bạn có thể đi thẳng quốc lộ 1A. Khi tới Phủ Lý thì bạn rẽ hướng quốc lộ 12A. Đi khoảng 12km, bạn sẽ đặt chân tới thị trấn Ba Sao. Lúc này bạn hỏi người dân đường đi tới chùa.

* Di chuyển tới chùa bằng xe máy

Đối với việc di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 1A, sau đó là hướng tới quốc lộ 12A như ở trên. Khi tới đây, bạn có thể hỏi người dân hoặc bật định vị để tìm vị trí và đường đi chính xác của chùa.

* Di chuyển tới chùa bằng xe khách, xe bus

Để tiết kiệm cho chuyến đi khám phá, vãn cảnh thì bạn có thể chọn phương tiện xe bus hoặc xe khách. Tuy nhiên, hai phương tiện này không đưa bạn tới tận chùa mà bạn tới Ba Sao thì xuống rồi bắt xe ôm di chuyển vào chùa. Bạn có thể bắt xe bus hoặc xe khách ở bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát đều được.

4. Chùa Tam Chúc có gì nổi bật?

Chùa Tam Chúc đang là địa điểm du lịch lý tưởng của khách du lịch và được chọn là nơi đăng cai Đại lễ Phật Đản Vesak 2019 bởi:

* Chùa có diện tích lớn nhất trên thế giới với các hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, người dân.

Nằm tọa lạc ở phía Tây, có thể nhìn thẳng ra hồ Tam Trúc, chùa Tam Chúc có diện tích lớn nhất ở Việt Nam. Sau khi quy hoạch với hơn 5000 ha thì chùa sẽ trở thành ngôi chùa có diện tích lớn nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, chùa sẽ trở thành một khu du lịch tâm linh lớn nhất ở miền Bắc của nước ta bao gồm các khu chức năng chứng là khu trung tâm đón tiếp, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại thị trấn Ba Sao và khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang.

* Chùa là nơi hội tụ nhiều vật quý nổi tiếng trên thế giới

Bên cạnh có diện tích lớn nhất, chùa Tam Chúc còn được mọi người biết tới là nơi có rất nhiều vật quý nổi tiếng thu hút các khách du lịch tìm đến để chiêm ngưỡng, tham quan"

- Chùa có pho tượng Phật khổng lồ nặng lớn nhất ở Đông Nam Á, tới 200 tấn. Pho tượng này được thờ trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni.
- Chùa có thiên thạch "Mảnh ghép mặt trăng" với trọng lượng là 5,5kg, trị giá lên tới là 600.000 USD, tương đương là 14 tỷ đồng Việt Nam.
- Cây Bồ Đề quý được đặt ở chính điện Điện Tâm Thế do chủ tịch Quốc hộ Sri Lanka tặng. Cây Bồ Đề này có tuổi thọ lên tới 2.250 tuổi, là báu vật ở nước Sri Lanka.

* Ngôi chùa được tạo từ 1.000 cột kinh đá, 12.000 bức tranh đá

Ngoài hai đặc điểm nổi bật ở trên thì chùa còn được bao quanh bởi 12.000 bức tranh đá cùng với 1.000 cột knih đá do người Hồi giáo Indonesia tạc tặng.

Những hình ảnh này trên bức tranh đá được tạc tạo ra hình ảnh ấn tượng khiến cho những người nhìn đều phải suy ngẫm.

4. Các khu vực chính trong chùa Tam Chúc

* Điện Tam Bảo

Đặt chân tới cổng chùa Tam Chúc, trước mắt bạn sẽ hiện ra là điện Tam Bảo. Điện này được xây dựng với diện tích tới 5.100m2, chứa tới 5.000 người cùng một lúc. Bước vào trong điện, bạn sẽ được ngắm nhìn 3 pho tượng Phật làm từ đồng. Ở phía sau pho tượng là cánh sen dát vàng.

* Chùa Ngọc

lich su chua Tam Chuc

Chùa Ngọc xây dựng ở trên núi

Chùa Ngọc có tên gọi khác là Đàn Tế Trời xây dựng ở trên đỉnh của ngọn núi Thất Tinh. Đây là hạng mục chính trong chùa. Để đặt chân tới chùa Ngọc thì bạn cần leo tới 200 bậc thang làm bằng đá. Nhưng công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng khi đặt chân tới chùa Ngọc này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh không gian, vãn cảnh, chiêm ngưỡng pho tượng Phật làm bằng ngọc quý hiếm không phải nơi nào cũng có.

* Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh. Theo người dân kể lại thì trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, nhà vua Đinh Bộ Lĩnh đã tới Tam Chúc chiêu mộ các binh mã. Khi đã thắng trận và lên ngôi thì nhà vua đã cho binh lính của mình tiến hành xây dựng đền thờ.

* Vườn Kinh

Hạng mục chính của chùa Tam Chúc còn phải kể tới vườn Kinh. Ở vườn Kinh, người ta đặt 99 chiếc cột. Mỗi chiếc cột đều làm bằng đá và có trọng lượng lên đến 200 tấn, cao đến 13,5 và trên mỗi cột lại khắc bãi kinh giúp du khách tới đây có thể tụng kinh cầu nguyện và ngắm nhìn công trình vĩ đại này.

* Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni

Hinh anh chua Tam Chuc co

Chùa Tam Chúc có tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á

Giống như Điện Tam Bảo, điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni cũng đặt pho tượng Phật nặng, lớn nhất Đông Nam Á, nặng tới 200 tấn.

5. Các hoạt động nên trải nghiệm khi tới chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc gồm nhiều hoạt động khác nhau, nhưng hoạt động chính vẫn là lễ bái và ngắm cảnh. Khách du lịch trong nước và quốc tế tới đây có thể dâng hương và cầu mong bình an cho gia đình, người thân. Bên cạnh đó, muốn có cơ duyên gặp Thượng tọa Thích Minh Quang để nghe giảng giải về kinh thì bạn có thể họi các Tiểu sư trong chùa.

Những hoạt động khác ở chùa cũng nổi bật không kém như vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng những kho tượng Phật, bức tranh Phật trong chùa và chụp ảnh ở hồ Tam Chúc thoải mái.

Mới đây, chùa Tam Chúc trở thành nơi diễn ra sự kiện vào dịp đầu năm mới để các Phật tử tìm về cầu an - Lễ Khai hội Xuân Kỷ Hợi và là nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ XVI bắt đầu từ ngày 12/5 tới 14/5/2019 (Lễ Phật Đản). Sự kiện lễ Phật Đản này đã thu hút được hơn 1.500 lãnh đạo tôn giáo tới từ 100 quốc gia và 10.000 phật tử tìm đến.

6. Giá vé tham quan chùa Tam Chúc

ve vao chua Tam Chuc

Vé vào khu du lịch Tam Chúc

Theo kế hoạch thì năm 2048, công trình chùa Tam Chúc mới hoàn thành xong nên giờ đây thì công trình này vẫn còn dang dở. Vào thời điểm hiện tại thì chùa chưa thu vé tham quan nhưng bạn cần lưu ý các loại phí khi tới chùa như:

- Giá vé gửi xe máy là 15.000 đồng/xe
- Giá vé tham quan bằng xe điện: 30.000/người
- Giá đồ ăn nhanh dao động khoảng 15.000 đồng/món

7. Các lưu ý khi đi chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc vẫn chưa hoàn thành xong, vẫn có nhiều hạng mục đang trong quá trình xây dựng nên ở đây không thể tránh được những khói bụi hay ồn ào. Do đó, khi tới chùa Tam Chúc thì bạn nên mang theo khẩu trang, mũ nón để che chắn cẩn thận. Hơn nữa, chùa Tam Chúc rộng lớn nên gia đình mang theo con nhỏ cần luôn chú ý và bám sát con để giữ an toàn cho trẻ nhỏ, tránh lạc mất con.

https://thuthuat.taimienphi.vn/kinh-nghiem-di-chua-tam-chuc-46720n.aspx
Chùa Tam Chúc cũng là một điểm đến lý tưởng được nhiều người lựa chọn bên cạnh các địa điểm du lịch gần chùa Tam Chúc đáng đến như Chùa Hương, chùa Bái Đính. Với vẻ đẹp kỳ vĩ, quy mô hoành trắng, chùa Tam Chúc hứa hẹn sẽ là điểm đến mang đến cho bạn nhiều điều thú vị. Các bạn cùng tham khảo kinh nghiệm đi chùaTam Chúc trên đây để có chuyến đi thú vị nhé. Ho

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cap đi chùa, Stt đi lễ chùa hay nhất
Bài văn khấn Chùa Bà Đá
Bài văn khấn Phủ Tây Hồ
Những điểm du lịch gần chùa Tam Chúc đáng đến
Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính đầu năm
Từ khoá liên quan:

Chùa Tam Chúc

, chua Tam Chuc, kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam,

SOFT LIÊN QUAN
  • Văn khấn khi đi chùa

    Bài cúng lễ thắp hương tại chùa

    Ngoài mùng 1 hay ngày rằm thì dịp tết mọi người thường sẽ đi chùa, lúc đó sẽ cần đến văn khấn khi đi chùa để cầu bình an cho gia đình, công việc làm ăn thuận lợi, nếu bạn đang cần bài cúng khấn khi đi chùa thì hãy xem nộ ...

Tin Mới

  • Xem Lịch Âm Dương 2024 hôm nay, cả năm, ngày đẹp tốt, xấu

    Lịch âm xưa nay đóng vai trò thiết yếu trong đời sống người Việt, giúp ta xác định ngày lễ, giỗ chạp, cúng bái, thể hiện sự trân trọng văn hóa truyền thống. Sử dụng lịch âm 2024 giúp mọi người sắp xếp công việc, cuộc sống thuận lợi, phù hợp phong thủy và tín ngưỡng.

  • 2024 mệnh gì, tuổi gì, hợp màu nào? Màu may mắn của 12 con giáp

    Việc tìm hiểu năm 2024 mệnh gì, tuổi gì, hợp màu nào luôn được mọi người quan tâm mỗi dịp đầu xuân năm mới. Bởi theo quan niệm phong thủy cổ đại, việc lựa chọn màu sắc hợp mệnh, hợp tuổi sẽ quyết định tài lộc, vận mệnh

  • Năm 2024 là năm con gì, hợp tuổi nào, sinh con có tốt không?

    Năm 2024 đang đến gần và những câu hỏi xoay quanh tử vi, phong thủy, chiêm tinh được mọi người vô cùng quan tâm. Trong bài viết này, Taimienphi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về năm 2024 là năm con gì, hợp tuổi nào, sinh con có tốt không để lên kế hoạch dự định cho một năm thật nhiều thành công và may mắn.

  • Chi tiết bản cập nhật Minecraft 1.19 The Wild Update

    Phiên bản Minecraft 1.19 sẽ ra mắt vào năm 2022, nhưng Mojang vẫn chưa công bố ngày ra mắt cụ thể. Với việc phát hành bản cập nhật Caves & Cliffs vào tháng 11 năm 2021, thì chắc chắn Minecraft 1.19 The Wild Update sẽ không đến vào cuối năm 2022. Như thường lệ, Taimienphi tổng hợp chi tiết bản cập nhật Minecraft 1.19 The Wild mới nhất tại đây.