Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện

Các em đã được học bài thơ Truyện cổ nước mình, vậy dựa vào ý hiểu của em về nội dung bài thơ, em hãy kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện. Để có những ý tưởng hay cho bài viết của mình, các em hãy tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé!

Đề bài: Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện

ke lai noi dung bai tho truyen co nuoc minh thanh mot cau chuyen

 

Phần 1: Dàn ý Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện

Xem chi tiết Dàn ý Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện

Bố mẹ em đi làm ăn xa, em sống với bà ở vùng quê nông thôn đầy yên bình có cánh đồng bao la với đàn cò bay thẳng cánh. Em rất thích nghe bà kể chuyện, bao câu chuyện bà kể đều rất thú vị và hấp dẫn.

Vào ngày rằm, đêm khuya, trăng sáng toả bóng cả khoảng sân. Mấy đứa tụi nhỏ chúng em xúm lại, ngồi háo hức mong chờ câu chuyện tiếp theo mà bà kể. Nhưng hôm nay, bà quyết định tổ chức một trò chơi nhỏ cho chúng em, bà bảo:

- Các cháu đã nghe bà kể rất nhiều câu chuyện cổ tích rồi, hôm nay, các cháu hãy nói lên tình cảm của mình với những câu chuyện cổ của đất nước ta nhé.

Bà vừa dứt lời chúng em đồng thanh dạ ran, rồi tò mò hỏi bà:

- Vậy có quà cho chúng cháu không hả bà?

Bà mỉm cười, từ tốn bảo:

- Ai có cảm nhận hay nhất sẽ được phần quà đặc biệt nhất

Thế là chúng tôi thay phiên nhau nêu suy nghĩ của mình. Cái Tý đứng dậy:

- Cháu rất yêu truyện cổ nước mình vì nó thể hiện được lòng nhân hậu, sự yêu thương của con người dành cho nhau như trong câu chuyện Thạch Sanh cứu công chúa, giúp đỡ con vua Thủy Tề. Nàng Tấm hiền lành được bụt giúp đỡ qua cơn khốn khó.

Bé My nhanh nhảu tiếp lời:

- Truyện cổ nước mình dù đã có từ rất lâu rồi, nhưng qua những câu chuyện ấy, chúng ta cảm nhận được tiếng lòng của cha ông mình; giúp ta biết rõ nguồn cội, tổ tiên của mình. Đồng thời, chúng ta còn học hỏi sự công bằng, thông minh, tình thương yêu, giàu lòng độ lượng, những đức tính quý báu của ông cha, những thế hệ đi trước.

Em suy nghĩ hồi lâu, rồi lên tiếng:

- Truyện cổ nước mình chứa đựng những bài học bổ ích, lời dặn dò con cháu mai sau của ông cha: Phải chăm chỉ làm việc, chịu thương chịu khó mới được áo cơm, êm ấm cửa nhà. Đừng sống theo kiểu đẽo cày giữa đường, khó thành công trong mọi việc.

Sau khi nghe chúng tôi tranh luận sôi nổi, bà ôn tồn giải thích:

-Ý kiến của các cháu đều hay, đều quý. Bà rất vui vì sau nỗi câu chuyện, các cháu học được rất nhiều điều như vậy. Bà mong sau này lớn lên các cháu hãy nhớ lời dạy của tổ tiên, sống nhân hậu và lương thiện, làm rạng ngời lương tâm mình.

Rồi bà cẩn thận lấy ra trong bọc nhỏ những cuốn truyện cổ tích tặng chúng tôi mỗi đứa một cuốn. Dù bây giờ, lớn lên đi xa, những câu chuyện cổ vẫn mãi trong tâm thức của lòng em, là hành trang trong mỗi bước đường đời. Những câu chuyện cổ đã nuôi dưỡng tâm hồn em qua bao tháng ngày.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-noi-dung-bai-tho-truyen-co-nuoc-minh-thanh-mot-cau-chuyen-46369n.aspx
Cùng với bài Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện, các em có thể tự củng cố kĩ năng kể chuyện của mình qua việc tham khảo các bài: Kể lại một câu chuyện cảm động nói về tình bạn, Kể lại câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu theo lời của em, Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí, Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết.

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Tóm tắt Em bé thông minh
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Ngữ văn 6 KNTT
Từ cổ tích Tấm Cám, viết một truyện mới về cô Tấm ngày nay và kể lại câu chuyện đó
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Soạn bài Kể chuyện Ông tổ nghề thêu
Từ khoá liên quan:

ke lai noi dung bai tho truyen co nuoc minh thanh mot cau chuyen

, Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới