Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo từ bao đời nay và ông cha ta thường đúc kết những câu tục ngữ vô cùng sâu sắc để nhắc nhở con cháu giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó, cùng Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên, một trong những lời khuyên dạy của người xưa dành cho con cháu để hiểu hơn về đạo lí này.

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

giai thich cau tuc ngu khong thay do may lam nen

Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

 

I. Dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

1. Mở bài

· Giới thiệu về câu tục ngữ và nêu khái quát ý nghĩa câu tục ngữ

2. Thân bài

- Cắt nghĩa:
· "Thầy" là gì?: Là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo/ cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta
· Thế nào là "làm nên"?: Là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản, đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt
· Ý nghĩa câu tục ngữ: Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và chỉ bảo cho ta từng bước đi thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công...(Còn tiếp)

 
>> Xem chi tiết Dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên tại đây
 

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

Dân tộc Việt Nam ta tự hào là dân tộc với biết bao truyền thống tốt đẹp, quý báu luôn được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Một trong những truyền thống quý báu đó chính là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đây không chỉ là nét đẹp trong đạo lý người học mà còn là nhân tố quan trọng khẳng định nhân cách con người. Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" đã răn dạy và nhắc nhở cho chúng ta ghi nhớ đến vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với cuộc đời mỗi người.

Câu tục ngữ tuy có phần ngắn gọn, đơn giản nhưng lại vô cùng súc tích, mang nặng ý nghĩa giáo huấn. "Thầy" ở đây chính là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo hay cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta, bởi nhắc đến người thầy thì "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ đã là thầy, nửa chữ cũng là thầy. "Làm nên" chính là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt. "Không thầy đố mày làm nên" ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, trải qua bao thời đại, câu tục ngữ vẫn luôn đúng vì người thầy vẫn mãi mang trên vai những trọng trách cao cả, ý nghĩa. Người thầy trên trường lớp không chỉ dạy cho ta biết bao kiến thức, cho ta được tắm trong biển cả tri thức nhân loại, dạy ta từ con chữ, con số đến những kiến thức vi mô, vĩ mô. Những kiến thức đó để ta hòa nhập, bước vào đời, ứng dụng vào cuộc sống và phục vụ cho chính bản thân mình. Thầy còn là người cha, người mẹ thứ hai dạy cho ta điều hay lẽ phải, dạy ta những bài học đạo đức, chỉ bảo ta cách sống sao cho đúng đạo lý làm người. Những ước mơ của bao thế hệ người học sinh cũng do bàn tay thầy ươm mầm hạt giống, ngày ngày tưới tắm và chăm sóc, để rồi cho chúng ta có điều kiện và cơ hội hiện thực hóa ước mơ của mình. Với bất cứ người học sinh nào, thầy cô cũng định hướng ước mơ, tôn trọng và động viên, tiếp thêm sức mạnh cho các em.

Chúng ta có thể trở thành những người thành công, thành đạt, sự nghiệp vẻ vang, hiển hách chính là nhờ công lao vĩ đại của người thầy, chính vì vậy phải có ý thức kính trọng và biết ơn với thầy cô. Luôn ghi nhớ lời răn dạy của thầy cô để rồi nhắc nhở bản thân phải học tập và làm việc sao cho xứng đáng một người con ngoan, trò giỏi, không phụ lòng mong mỏi, kỳ vọng của thầy cô. Những người không biết tôn trọng thầy cô chính là những người vô đạo đức, vô văn hóa, đáng lên án, đặc biệt họ sẽ không bao giờ có được thành công trong cuộc sống.

Người thầy mãi là những tiếng gọi kính trọng và biết ơn nhất, vai trò của người thầy đối với thế hệ học sinh nói riêng và với tất cả mọi người chúng ta nói chung là không thể phủ nhận được. Chúng ta không chỉ nên kính trọng, biết ơn thầy cô mà phải tôn trọng nghề giáo, phải tập trung chú trọng hoàn thiện, ưu tiên cho sự phát triển của nghề giáo.

---------------------HẾT----------------------

Câu tục ngữ  Không thầy đố mày làm nên đã khẳng định vai trò của người thầy trong việc giáo dục. Để có thêm những gợi ý hay cho bài viết, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em không nên bỏ qua: Bình luận Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn, Chứng minh câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn, Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo tại Thuthuat.Taimienphi.vn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-khong-thay-do-may-lam-nen-46003n.aspx
 

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non
Em hiểu gì về câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện?
Nhà gì không ở được?
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn
Từ khoá liên quan:

giai thich cau tuc ngu khong thay do may lam nen

, phan tich cau khong thay do may lam nen, viet doan van khong thay do may lam nen,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới