Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Bánh trôi nước là bài thơ thấm đượm tinh thần nhân đạo của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương. Vậy Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước được thể hiện như thế nào, các em hãy cùng chúng tôi phân tích bài thơ Bánh trôi nước để khám phá tinh thần nhân đạo, tấm lòng cảm thông, trân trọng với số phận và vẻ đẹp của những người phụ nữ xưa của Hồ Xuân Hương nhé.

Đề bài: Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

gia tri nhan dao trong bai tho banh troi nuoc cua ho xuan huong

Bài văn mẫu Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Bài làm:

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội "thần quyền" nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những "tiếng lòng chung" đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.

-----------------HẾT-------------------

Trên đây là phần Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương để có thêm kiến thức trả lời, làm tập làm văn, các em có thể tham khảo thêm phần Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và cùng với phần Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước nữa nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/gia-tri-nhan-dao-trong-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-39230n.aspx

Tác giả: Duy Thành     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước
Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua: Bánh trôi nước và Tự tình (bài II)
Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước
Sơ đồ tư duy Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Từ khoá liên quan:

cam hung nhan dao trong bai tho banh troi nuoc cua ho xuan huong

, phan tich gia tri nhan dao trong bai tho banh troi nuoc cua ho xuan huong, cam nhan bai tho banh troi nuoc ,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới