Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên

Đã khi nào Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên chưa hoặc nếu muốn trao đổi ý kiến với người khác, em sẽ phải làm như thế nào, cùng đón đọc một số bài mẫu dưới đây để biết cách viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình nhé.
Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3

Đề bài: Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên

em trao doi voi nguoi than ve tinh cach dang kham phuc ve mot nguoi co nghi luc co y chi vuon len

3 bài văn mẫu Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên

 

Bài mẫu số 1: Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên lớp 4

Bố: - Bố mua cho con quyển Truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó có truyện Quả dưa hấu, con đã đọc chưa?

Con: - Con xem rồi bố ạ! Nhân vật An Tiêm thật giỏi bố nhỉ?! Lúc đầu, khó mà tin rằng giữa biển cả mênh mông, gia đình An Tiêm có thể sống được.

Bố: - An Tiêm là người có ý chí và nghị lực phi thường. Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, chàng cũng không lùi bước, quyết vượt lên số phận để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Con: - Bố ơi! Ý chí và niềm tin có thể giúp con người vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt không hả bố?

Bố: - Có thể lắm chứ! Ví dụ như con cố gắng tập viết thường xuyên thì chữ con sẽ càng ngày càng đẹp.

Con : - Con sẽ cố gắng bố ạ! Ba tháng nữa, con sẽ mang về điểm 10 Chính tả đầu tiên cho bố xem.

Bố: - Bố tin rằng con sẽ làm được điều ấy. Chúc con thành công!

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể và cùng với phần Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân để có kĩ năng giao tiếp, trao đổi tốt hơn.

 

Bài mẫu số 2: Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên hay chọn lọc

Bố: - Trong sách Tiếng Việt lớp 4 tập một của con có một truyện mà bố rất thích. Đó là truyện về "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi. Con có thích truyện ấy không?

Con: - Con cũng rất thích bố ạ, vì câu chuyện về ông Bạch Thái Bưởi thật thú vị! Từ một cậu bé mồ côi cha, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, ông đã vươn lên trở thành "Vua tàu thuỷ"của Việt Nam.

Bố: - Theo con, vì sao ông Bạch Thái Bưởi thành công như vậy?

Con: - Con nghĩ trước hết là vì ông Bạch Thái Bưởi có ý chí và nghị lực kiên cường. Công việc kinh doanh có lúc thất bại đến trắng tay mà ông vẫn không nản chí.

Bố: - Con nói đúng, nhưng cũng còn những nguyên nhân khác nữa đã giúp ông ta giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, người Pháp.

Con: - Theo con thì ông Bạch Thái Bưởi rất thông minh, biết khơi dậy ý thức tự cường của mỗi người dân nước Việt, ông ta đã cho người diễn thuyết ở các bến tàu, dán khẩu hiệu: "Người ta thì đi tàu ta" để hành khách đồng tình ủng hộ và giúp đỡ chủ tàu người Việt, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

Bố: - Phải đấy! Ông Bạch Thái Bưởi biết dựa vào dân, biết khơi dậy lòng yêu nước của dân chúng.

Con: - Trước kia, con muốn trở thành hoạ sĩ thiên tài như Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi hay Lê Duy Ứng; nhưng bây giờ con lại muốn trở thành nhà kinh doanh tài giỏi như Bạch Thái Bưởi, bố ạ!

Bố: - Tốt thôi! Thế con đã chuẩn bị gì cho việc trở thành một nhà kinh doanh chưa?

Con: - Con đang cố gắng học thật giỏi vì nhà kinh doanh phải có trình độ hiểu biết, phân tích và óc phán đoán nhanh nhạy trước thời cuộc, phải không bố?

 

Bài mẫu số 3: Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên, bài văn đạt điểm cao

Hoàn cảnh xảy ra cuộc trò chuyện: Em và mẹ vừa đọc xong câu chuyện Bàn chân kì diệu. Bạn em tên là Ái Phương đóng vai người mẹ.

- Mẹ: Này Khánh Linh! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí?

- Khánh Linh: Con rất cảm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ! Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí phấn đấu vươn lên hiếm thấy.

- Mẹ: Con thử nói rõ hơn về nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Nguyễn Ngọc Kí cho mẹ nghe nào?

- Khánh Linh: Theo con nghĩ, anh Kí lớn lên không như một người bình thường. Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như chúng con.

Một ước muốn rất đẹp, phải không mẹ?

- Mẹ: Rồi sao nữa con?

Dù bị tàn tật nhưng thầy Nguyễn Ngọc Ký không bao giờ buông xuôi

- Khánh Linh: Anh đến trường xin học cho bằng được. Cô giáo thấy anh bị liệt cả hai tay không nhận vào học. Anh buồn lắm. Trở về nhà, anh kiên trì luyện tập, dùng chân để cầm bút và kiên trì luyện viết. Tình cờ, cô giáo phát hiện thấy anh đang cặm cụi tập viết bằng chân. Cô giáo vô cùng xúc động và cảm phục ý chí của anh. Cô quyết định nhận anh vào học và tạo điều kiện tốt nhất cho anh học. Anh rất mừng và quyết tâm học cho bằng bạn bè. Đó cũng là một biểu hiện về nghị lực phi thường phải không mẹ?

- Mẹ: Ừ, đúng đấy! Con cứ nói tiếp ý nghĩ của mình đi.

- Khánh Linh: Về ý chí vượt khó của anh thì đáng khâm phục. Bước đầu, bàn chân giẫm lên trang giấy, làm giấy nhàu nát. Khắc phục được điều này thì chuyện khác lại nảy sinh. Có những lúc bàn chân mỏi nhừ không điều khiển được bút theo ý muốn thậm chí nhiều lúc chuột rút, làm anh đau đến tái cả người. Thế mà anh vẫn kiên trì, chịu đựng, vần bền bỉ luyện tập không nản lòng. Nhờ vậy mà anh đã thành công. Điểm số của các bài tập viết cứ nhích dần lên, tám điểm, chín điểm rồi mười điểm. Và cuối cùng thì anh đã đạt được ước mơ của mình trở thành một sinh viên của trường Đại học Tổng hợp.

- Mẹ: Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?

- Khánh Linh: Thưa mẹ! Đó là một gương tốt để noi theo. Con sẽ noi gương anh Kí học thật giỏi để vào đại học như anh Kí. Đầu tiên, con sẽ cố gắng luyện viết chữ thật đẹp vì hiện tại chữ của con còn xấu. Con sẽ dành một ngày một tiếng đồng hồ để luyện viết. Mẹ chấm điểm từng ngày cho con nhé!

- Mẹ: Con nghĩ được như vậy là mẹ rất mừng. Con phải cố gắng thực hiện được những điều mình đã hứa. Mẹ tin ở con. Hãy noi gương anh Kí nghe con.

- Khánh Linh: Thưa mẹ, vâng ạ!

-------------------------------------HẾT-------------------------------------

Những tấm gương có ý chí, nghị lực xung quanh chúng ta nhiều vô kể. Em hãy nhìn vào họ và tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Từ đó, tự phát triển và hoàn thiện bản thân, trở thành một người có ích cho xã hội nhé. Bên cạnh văn kể chuyện, các đề văn miêu tả cũng chiếm số lượng rất lớn trong chương trình tiếng Việt lớp 4. Em có thể tham khảo một số bài văn mẫu miêu tả do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn để nâng cao kĩ năng làm văn của mình nhé. 

https://thuthuat.taimienphi.vn/em-trao-doi-voi-nguoi-than-ve-tinh-cach-dang-kham-phuc-ve-mot-nguoi-co-nghi-luc-co-y-chi-vuon-len-40781n.aspx

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nói về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân
Trích dẫn hay về sự tự tin, thông điệp cho bản thân về lòng tự tin
Dàn ý nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua...
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề Ngữ văn 7 Cánh Diều
Tả lại không khí buổi trao đổi kinh nghiệm học tập ở lớp em
Từ khoá liên quan:

trao doi voi nguoi than ve tinh cach dang kham phuc ve mot nguoi co nghi luc co y chi vuon len

, bai van trao doi voi nguoi than ve tinh cach dang kham phuc ve mot nguoi co nghi luc co y chi vuon len lop 4, bai van trao doi voi nguoi than ve tinh cach dang kham phuc ve mot nguoi co nghi luc co y chi vuon len dat diem cao,
    SOFT LIÊN QUAN

    Tin Mới