Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định

Thơ Xuân Diệu luôn khắc khoải một tình yêu tha thiết với cuộc đời, với nét xanh tươi, biếc rờn của tình yêu. Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định: Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào ở chốn non nước lặng lẽ này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phong cách sáng tác này.

Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định: "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào ở chốn non nước lặng lẽ này".

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

dan y phan tich kho tho dau trong bai voi vang de lam sang to nhan dinh

Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng
 

I. Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định

1. Mở bài

* Giới thiệu về Xuân Diệu và lời nhận định:
- Xuân Diệu là một trong những nhà thơ nổi bật nhất trong phong trào thơ mới, được mệnh danh là "nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh).
- Thơ ông mang một vẻ đẹp tươi mới, thiết tha, rạo rực và nồng nàn, đó là cái vẻ hiện đại trong thơ Pháp.
- Có nhận định cho rằng: "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào ở chốn non nước lặng lẽ này", điều đó có lẽ được thể hiện một cách rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng.

2. Thân bài

* Bốn dòng thơ đầu "Tôi muốn...bay đi": Nguồn sống rất đỗi dạt dào, rất đỗi ngông cuồng và đầy khao khát của Xuân Diệu.
- Muốn "tắt nắng", "buộc gió" để lưu lại những gì tươi đẹp nhất của mùa xuân.
- Nhịp thơ khá nhanh, với cấu trúc điệp ngữ quen thuộc "Tôi muốn...cho...", hai cái tôi trữ tình của tác giả dần được bộc lộ và phối hợp với nhau một cách hài hòa.
+ Cái tôi mạnh mẽ, có chút ngông cuồng, có chút táo bạo khi muốn điều khiển tạo hóa.
+ Cái tôi rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên tựa một đứa trẻ đang khẩn thiết cầu xin trước quyền năng vô hạn của tạo hóa.

* Bảy câu thơ tiếp "Của ong bướm...môi gần":
- Nguồn sống dạt dào từ trong chính tâm hồn thi sĩ đã phủ lên trên tất cả mọi cảnh sắc thiên nhiên.
→ Hồn Xuân Diệu là một mùa xuân đẹp, nên đôi mắt người thi sĩ nhìn ở đâu cũng thấy mùa xuân đang ngự trị, cũng thấy tình yêu đang ngập tràn phơi phới.
- Xuân Diệu không chỉ cảm nhận mùa xuân tình yêu bằng mỗi đôi mắt, mà dường như ông dùng cả thân thể, khai mở tất cả các giác quan, dùng con tim chân thành mà cảm nhận.

- Bức tranh thiên nhiên nhiên dạt dào sức sống, đầy đủ thanh, sắc, hương, vị như vẫy gọi con người hòa mình vào thưởng thức.
+ Ong bướm với "tuần tháng mật" ngọt ngào
+ Hoa cỏ khoe hương sắc với "đồng nội xanh rì" tươi mát
+ "Cành tơ phơ phất" trước gió mang vẻ đẹp tự do, quyến rũ
+ "Khúc tình si" của cặp yến anh mời gọi, mê say
+ "Ánh sáng chớp hàng mi" vẻ đẹp của thiên nhiên hòa quyện với vẻ đẹp của con người đầy tình tứ, lãng mạn.
=> Xuân Diệu có một quan điểm sống rất mới mẻ, luôn hướng về cuộc sống, hướng về những cái đẹp đang hiển thị nơi trần gian.

- Vẻ đẹp của tình yêu trong thơ Xuân Diệu:
+ Thông qua bức tranh thiên nhiên vẻ đẹp tình yêu được thể hiện một cách tinh tế, lãng mạn.
+ Thi sĩ cũng có một niềm tương tư với thiếu nữ khép hờ đôi mắt trong nắng sớm ban mai, cũng có tình yêu đầy nồng nhiệt với thiên nhiên tươi đẹp, với cuộc đời tràn ngập ánh sáng.

* Hai câu thơ cuối "Tôi sung sướng...hoài xuân":
- Ý thức của tác giả về quy luật của tạo hóa, về bước đi của thời gian.
- Nỗi sợ mùa xuân sẽ nhanh chóng vụt mất, nên Xuân Diệu mới có cảm giác nhớ nhung, nuối tiếc xuân ngay chính giữa mùa xuân.
- Xuân Diệu đang cố bước thật nhanh để chiến thắng bước đi của thời gian, để nắm giữ từng chút, từng chút một mùa xuân của thiên nhiên, cũng chính là mùa xuân của cuộc đời.

3. Kết bài

- Thơ của Xuân Diệu lúc nào cũng vậy rất giàu xúc cảm, rất nồng nàn, đắm say và tha thiết một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt, ông luôn bị ám ảnh bởi thời gian, từng bước đi của thời gian đều làm cho người thi sĩ ấy sợ hãi, chính vì vậy tình yêu của ông lại càng trở nên mạnh mẽ, sâu sắc hơn.
 

II. Bài văn mẫu phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định

Phải nói rằng phong trào thơ Mới những năm 1932-1941, dù chỉ bùng nổ mạnh mẽ trong một khoảng thời gian gần 10 năm, thế nhưng nó đã để lại cho nền văn học Việt Nam hiện đại nhiều những tác phẩm có giá trị, đi cùng với đó là những tên tuổi lớn có sức ảnh hưởng sâu sắc đến cả nền thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ. Một trong những nhà thơ nổi bật nhất phải kể đến Xuân Diệu, người được mệnh danh là "nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh). Thơ của ông không âu sầu, ảo não như Huy Cận, không điên cuồng, kỳ dị như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, cũng không quê mùa như Nguyễn Bính, mà trái lại thơ ông mang một vẻ đẹp tươi mới, thiết tha, rạo rực và nồng nàn, đó là cái vẻ hiện đại trong thơ Pháp, kết hợp với vẻ đẹp niềm tin yêu cuộc sống trong chính tâm hồn một thanh niên Việt Nam, rất đỗi trong sáng và dạt dào xúc cảm. Có nhận định cho rằng: "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào ở chốn non nước lặng lẽ này", điều đó có lẽ được thể hiện một cách rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng, bài thơ đã làm nên tên tuổi của Xuân Diệu trước một rừng các nhà thơ mới tài năng cùng thời.

Từ những dòng thơ đầu tiên người ta đã thấy một nguồn sống rất đỗi dạt dào, rất đỗi ngông cuồng và đầy khao khát của Xuân Diệu...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định tại đây.

----------------------HẾT------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-kho-tho-dau-trong-bai-voi-vang-de-lam-sang-to-nhan-dinh-51757n.aspx
Vội vàng là bức tranh sự sống tươi đẹp cũng là tình yêu thiết tha của Xuân Diệu dành cho cuộc đời. Tìm hiểu về tình yêu cuộc sống, quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích Vội vàng để thấy quan niệm sống của Xuân Diệu, Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong bài thơ Vội vàng.

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng
Dàn ý phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định
Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1
Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng, mẫu số 2
Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng, mẫu số 3
Từ khoá liên quan:

dan y Phan tich kho tho dau trong bai Voi vang de lam sang to nhan dinh

, Phan tich kho tho dau trong bai Voi vang,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu

    Văn mẫu hướng dẫn phân tích bài Sang Thu

    Khổ cuối bài thơ Sang thu được coi là kết tinh của những chiêm nghiệm, triết lí cuộc sống vô cùng sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, vậy em có Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó nhé.

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • 17 Code Tiểu Yêu Tầm Đạo Funtap mới nhất 4/2024 còn HSD

    Ngoài Code Tiểu Yêu Tầm Đạo Tân Thủ, sự kiện ra thì người chơi có thể nhận thêm các mã giftcode tuần được cung cấp miễn phí ngay tại trong viết này.