Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“ là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn- một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Bài văn chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây sẽ cùng các em tìm hiểu, khám phá ý nghĩa của câu tục ngữ, qua đó thấy được vai trò lòng biết ơn trong cuộc sống của con người.

Đề bài: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

chung minh cau tuc ngu an qua nho ke trong cay

Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 

I. Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Chuẩn)


1. Mở bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
+ Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tại đây

 

II. Bài văn mẫu Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Chuẩn)

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

----------------------HẾT----------------------

Để thấy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, bên cạnh bài Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái, Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết.

https://thuthuat.taimienphi.vn/chung-minh-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay-45872n.aspx

Tác giả: Hoài Linh     (4.0★- 11 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở
Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
Thuyết minh về cây xoài
Từ khoá liên quan:

Chung minh cau tuc ngu An qua nho ke trong cay

, giai thich cau tuc ngu an qua nho ke trong cay, van nghi luan chung minh cau tuc ngu an qua nho ke trong cay uong nuoc nho nguon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Chứng minh tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Bài văn mẫu hay về câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    Với những hiểu biết sâu sắc và cách diễn đạt dễ hiểu của người viết, bài văn mẫu Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích, đồng hành cùng các em trong quá trình lĩnh hội phầ ...

Tin Mới