Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, tác giả Nguyễn Du đã dựng lên bức tranh đầy sống động về mùa xuân trong Cảnh ngày xuân. Các em hãy cùng tham khảo Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân để thấy được vẻ đẹp của cảnh vật, không gian mùa xuân cũng như tài năng miêu tả điêu luyện của Nguyễn Du nhé.

Đề bài: Em hãy trình bày Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam nhan bon cau tho dau trong doan trich canh ngay xuan

Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
 

I. Dàn ý Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều".
- Giới thiệu sơ lược cảm nhận về bốn câu thơ đầu trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân".

2. Thân bài

a. Bức tranh mùa xuân được phác họa dựa trên hai phương diện về không gian và thời gian.
- Hình ảnh những cánh én
+ Miêu tả những cánh én chao liệng trên bầu trời trong xanh và cao vời vợi.
+ Là một ẩn dụ đặc sắc, gợi bước đi nhanh vội và sự trôi chảy trừu tượng, vô hình của thời gian...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

Tác phẩm "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi số phận truân chuyên, chìm nổi của Thúy Kiều - người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Điều này đã được thể hiện rõ qua trích đoạn "Cảnh ngày xuân". Thông qua bốn câu thơ đầu của tác phẩm, chúng ta có thể thấy được bức tranh mùa xuân hiện lên tươi đẹp, thanh khiết và tràn trề sức sống dưới ngòi bút tài hoa của tác giả.

"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Ở hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã phác họa bức tranh mùa xuân dựa trên hai phương diện về không gian và thời gian. Vào thời điểm tháng ba, những cánh én đua nhau chao liệng trên bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Hình ảnh "con én đưa thoi" còn là một ẩn dụ đặc sắc, khiến bước đi nhanh vội và sự trôi chảy trừu tượng, vô hình của thời gian hiện lên một cách cụ thể như những cánh chim vụt bay đi trên bầu trời, đồng thời gợi liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc trong nền văn học dân gian:

"Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai"

Khung cảnh ngày xuân tiếp tục được làm nổi bật ở sắc màu rực rỡ của những ánh nắng ban mai tháng ba - "thiều quang". Đây là thời điểm sắc xuân đạt đến độ rực rỡ và tươi sáng nhất nhớ những tia nắng lấp lánh. Như vậy, tác giả đã miêu tả bức tranh thiên nhiên sinh động qua chuyển động của những cánh én và vẻ đẹp của những tia nắng. Dường như ẩn sau bức tranh đó là tâm trạng tiếc nuối của con người trước bước đi của thời gian.

Trên nền không gian đó, một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tiếp tục được phác họa qua những gam màu sắc nổi bật là xanh và trắng:

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Hai câu thơ của Nguyễn Du gợi lên những câu thơ quen thuộc trong thơ cổ Trung Quốc:

"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa"

(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)

Tuy nhiên, nếu hai câu thơ cổ nhấn mạnh sắc thơm của cỏ thì Nguyễn Du chỉ tiếp thu ý thơ và nhấn mạnh vào sắc xanh của cỏ cùng bổ sung vào bức tranh thiên nhiên sắc trắng của hoa lê. Hai gam màu chủ đạo xuất hiện trong mối quan hệ hài hòa qua bút pháp chấm phá. Giữa không gian ngập tràn sắc xanh của cỏ non đến "tận chân trời" xa tít tắp, những cành hoa lê trắng xuất hiện. Nếu như màu xanh non của cỏ làm nổi bật sức xuân và sắc xuân mơn mởn thì sắc trắng của hoa lê tô điểm cho bức tranh xuân vẻ tinh khôi, thanh khiết. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng linh hoạt biện pháp đảo ngữ, đưa tính từ "trắng" lên trước động từ "điểm" để tái hiện sự sống động của bức tranh xuân, khiến cảnh vật hiện lên trong trạng thái vận động. Như vậy, dù miêu tả không nhiều, nhưng với những đường nét tạo hình mang tính chọn lọc và hết sức mềm mại, hài hòa, đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện thành công một bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng và tràn trề sức sống.

Qua những câu thơ trên, chúng ta có thể thấy được tình yêu đối với thiên nhiên, cỏ cây của nhà thơ. Đồng thời, đoạn thơ còn thể hiện tài năng của tác giả Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh, thi liệu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tạo dựng một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp với những sắc màu, đường nét mang đậm tính hội họa.

-----------------HẾT------------------

Cùng với bài văn mẫu cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân trên đây, để học tốt các em có thể đọc thêm: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân, Bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ,Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-bon-cau-tho-dau-trong-doan-trich-canh-ngay-xuan-47888n.aspx

Tác giả: Tin Nguyễn     (4.0★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân
Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân
Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong Trao duyên
Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Từ khoá liên quan:

cam nhan bon cau tho dau trong doan trich canh ngay xuan

, viet doan van cam nhan ve 4 cau tho dau canh ngay xuan, cam nhan ve canh mua xuan trong 4 cau tho dau va 6 cau tho cuoi cua doan trich canh ngay xuan,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới