Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo

Bên cạnh cảm hứng nhân đạo, nhà thơ Nguyễn Trãi còn thể hiện cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo, đây là một trong những cảm hứng quan trọng nhà thơ muốn truyền tải trong tác phẩm giàu ý nghĩa này. Các em cùng phân tích cảm hứng chính nghĩa để hiểu hơn về điều tác giả gửi gắm qua bài thơ.

Đề bài: Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam hung ve chinh nghia trong binh ngo dai cao

Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo

 

I. Dàn ý Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo


1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm "Bình ngô đại cáo".
- Sơ lược về cảm hứng về chính nghĩa trong " Bình Ngô đại cáo", khẳng định chiến thắng của dân ta là chiến thắng tất yếu.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
- Nguyên nhân, hành động, mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn=> giương cao ngọn cờ chính nghĩa.
- Cuộc khởi nghĩa hợp với lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
- Sức mạnh của chính nghĩa làm nên sức mạnh của nghĩa quân...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo tại đây

 

II. Bài văn mẫu Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo

Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, từ muôn đời vẫn vậy. Dẫu có bị xâm lăng thì dân ta vẫn một lòng đấu tranh chống giặc, tinh thần bất khuất ấy luôn trường tồn. Cảm hứng về chính nghĩa trong " Bình Ngô đại cáo" là lời khẳng định cho tinh thần ấy. Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi truyền lời, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa vì nước, vì dân mà khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược và chiến thắng vẻ vang.

Tháng 11 năm 1428 không khí hào hùng của ngày vui độc lập bao trùm, quân ta đại thắng, quân giặc thua trận, rút về nước. Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo" tuyên bố nền độc lập dân tộc. Đây là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bản "Sông núi nước Nam" tương truyền của Lý Thường Kiệt, tuy có kế thừa nhưng đã bổ sung thêm những phương diện quan trọng để hoàn chỉnh, toàn diện, khẳng định tư cách độc lập, chủ quyền của quốc gia là chân lí thiêng liêng, không kẻ thù nào xâm phạm. Bài văn chính luận của Nguyễn Trãi đưa ra những lý do, việc làm thuyết phục làm lòng người tin theo. Nghệ thuật sử dụng một loạt từ ngữ mang tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời như: Từng nghe, từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác. Lời lẽ dõng dạc, tuyên bố với những lập luận chặt chẽ. Bài cáo cũng nêu rõ nguyên nhân, hành động, mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là vì chính nghĩa. Nước Đại Việt từ bao đời luôn muốn sống cảnh thái bình, yên vui nhưng giặc Minh dựa vào luận điệu "phù Trần diệt Hồ" giả nhân, giả nghĩa, âm mưu thôn tính nước ta. Chúng gây ra nhiều tội ác tày trời cho dân ta: hủy hoại con người, hủy diệt môi trường sống, đẩy họ vào cảnh sống lầm than khiến người người căm phẫn.

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm."

Chúng ác độc, ghê tởm và hung tàn "Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán". Câu văn đầy hình tượng, giọng đầy uất hận, sôi trào nói lên tội ác chồng chất của kẻ thù. Bản cáo trạng đanh thép bày ra trước mắt. Trước tình cảnh đó, nghĩa quân Lam Sơn tập hợp những người nông dân áo vải dựng cờ khởi nghĩa. Đây là việc làm hợp ý trời, hợp lòng dân. Cảm hứng chính nghĩa được xác lập ngay từ đầu. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa mang tính nhân dân, từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu. Mỗi hành động, mục đích đều vì chính nghĩa. Lần đầu tiên trong văn học, hình ảnh những người "manh lệ" khốn khó được đề cập công khai và trịnh trọng. Dẫu trải qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ trong những buổi đầu nhưng với tinh thần bất khuất, kiên cường, dân ta đã làm nên chiến thắng vang dội. Sức mạnh của chính nghĩa đã làm nên sức mạnh của nghĩa quân. Ngọn cờ chính nghĩa giương cao, tập hợp muôn người một lòng, xả thân vì nghĩa lớn. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa, tư tưởng chính nghĩa luôn được đề cao. Khí thế của nghĩa quân đã tạo nên sức mạnh vô cùng lớn:

"Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn."

Quân ta được Nguyễn Trãi so sánh những chiến thắng thần tốc với sự kì vĩ của thiên nhiên " sấm vang chớp giật", "trúc chẻ tro bay", "tan tác chim muông", "trút sạch lá khô", "phá toang đê vỡ". Những động từ mạnh dường như tái hiện được những rung chuyển dồn dập, dữ dội trong cuộc chiến. Đối lập với ta là sự thất bại thảm hại của kẻ thù "máu chảy thành sông", "máu trôi đỏ nước", " thây chất thành núi", " thây chất đầy nội". Chiến trường khốc liệt làm "ánh nhật nguyệt phải mờ", "sắc phong vân phải đổi". Lúc đầu hung hăng, kiêu ngạo mang quân xâm lược thì nay giặc Minh lại ham sống sợ chết, hèn nhát. Sự thất bại thảm hại của kẻ thù càng khẳng định rõ chiến thắng giặc Minh là chiến thắng vang dội của chính nghĩa. Giọng văn hào sảng, đậm chất anh hùng ca tạo nên khí thế của quân ta, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Khẳng định niềm tin vào tương lai thái bình , đó cũng là kết quả của cuộc đấu tranh chính nghĩa. "Bình Ngô đại cáo" có kết cấu chặt chẽ, mở đầu là tiền đề tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc để soi vào thực tiễn: một bên là kẻ thù phi nghĩa với những tội ác tày trời, một bên là Đại Việt chính nghĩa với chiến thắng vang dội. Cuối cùng, bài cáo đề cao chiến thắng chính nghĩa, rút ra bài học lịch sử sâu sắc. Bài văn chính luận vì vậy mà không khô khan bởi có lý, có tình, có lí lẽ, chứng cứ hùng hồn đầy thuyết phục.

Cảm hứng chính nghĩa được thể hiện hào hùng như một bản anh hùng ca trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi. Bài cáo là bản tuyên ngôn độc lập, là bài ca về chính nghĩa, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Một thời đại đã lùi về quá khứ nhưng nét vàng son của lịch sử sẽ còn mãi để người đời sau ghi nhớ và tiếp bước tự hào.

--------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-hung-ve-chinh-nghia-trong-binh-ngo-dai-cao-47993n.aspx
Bình Ngô đại cáo được coi là áng văn "vô tiền khoáng hậu" trong nền văn học Việt Nam, tác phẩm không chỉ tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn mà còn khẳng định chủ quyền, sự bình đẳng với các triều đại phương Bắc. Tìm hiểu về tác phẩm, bên cạnh bài Cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Bình ngô đại cáo, Nghị luận tác phẩm Đại cáo bình Ngô, Thuyết minh Bình Ngô đại cáo, Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô trước sự bạo tàn, ngang ngược của kẻ thù.

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
Thuyết minh Bình Ngô đại cáo
Phân tích tội ác của giặc Minh trong Bình Ngô đại cáo
Cảm hứng độc lập dân tộc và tương lai đất nước trong Bình Ngô đại cáo
Cảm nhận bài Bình Ngô đại cáo
Từ khoá liên quan:

cam hung ve chinh nghia trong binh ngo dai cao

, phan tich tu tuong nhan nghia trong binh ngo dai cao, cam hung dan toc trong binh ngo dai cao,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Đại cáo bình Ngô

    Giáo án điện tử bài Bình ngô đại cáo

    Bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác giả, trong bài viết hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn mẫu Giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác phẩm để bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ sung cho phần soạn giảng bài học này hoàn chỉnh hơn.

Tin Mới