Cách chọn thuê Server độc lập

Nếu đang có ý định muốn thuê Server độc lập để phục vụ cho công việc hoặc doanh nghiệp của bạn, nhưng chưa biết cách lựa chọn server như thế nào. Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chọn thuê Server độc lập.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện một loạt các nhà cung cấp dịch vụ Server. Đáng nói là không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng cung cấp Server chất lượng. Vì vậy trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chọn thuê cũng Server độc lập để phục vụ cho mục đích của mình.

cach chon thue server doc lap

Cách chọn thuê Server độc lập

Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần phải xem xét cẩn thận trước khi lựa chọn thuê Server độc lập:

1. Giải quyết vấn đề thời gian chết

Một trong những yếu tố đầu tiên mà bạn cần xem xét khi chọn thuê Server chuyên dụng là làm thế nào để giải quyết vấn đề thời gian chết khi có lỗi xảy ra trong môi trường lưu trữ. Trong môi trường đám mây, việc thiết lập đám mây sẽ bảo vệ người dùng khỏi các lỗi phần cứng.

Nhắc đến server (máy chủ) độc lập, tức là bạn phải hiểu các tài nguyên trên máy chủ không thể chia sẻ cho bất kỳ ai. Tuy nhiên vì trong máy chủ, lỗi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy cần cân nhắc xem bạn có thể chấp nhận được vấn đề thời gian chết hay không trong trường hợp nếu không có tùy chọn mở rộng quy mô cho nhiều máy chủ độc lập.

2. Khả năng mở rộng ứng dụng

Yếu tố tiếp theo phải kể đến khả năng mở rộng ứng dụng. Ứng dụng của bạn có cho phép thêm nhiều máy chủ để làm tăng lượng người dùng cuối mà doanh nghiệp của bạn có thể phục vụ hay không?

Nếu dễ dàng mở rộng ứng dụng, như vậy ngay cả khi bạn sử dụng server độc lập hay giải pháp ảo đều không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên một số ứng dụng khó mở rộng cho nhiều thiết bị. Việc đảm bảo cơ sở dữ liệu đang chạy trên nhiều máy chủ sẽ khó khăn hơn vì nó phải được đồng bộ trên tất cả các máy chủ cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra việc di chuyển cơ sở dữ liệu sang server có dung lượng lưu trữ và bộ nhớ RAM cũng dễ dàng hơn. Di chuyển sang môi trường đám mây - tại đây bạn có thể sao chép máy chủ, có bản sao đang chạy và có thể thêm load balancer (cân bằng tải) để chuyển hướng lưu lượng truy cập đến nhiều máy chủ - cũng có thể là một lựa chọn giải pháp cho bạn.

3. Hiệu suất máy chủ

Bạn yêu cầu hiệu suất máy chủ là bao nhiêu? Bạn có bao nhiêu người dùng và cần bao nhiêu máy chủ? Dưới đây là một số yếu tố phần cứng ảnh hưởng đến hiệu suất máy chủ:

- CPU:

Về cơ bản, bạn có thể chọn số lượng vi xử lý và lõi trong một máy chủ. Điều này phụ thuộc vào ứng dụng mà bạn đang chạy, ứng dụng sẽ được lợi ích gì nếu máy chủ nhiều lõi.

Ngoài ra cần xem xét hiệu suất của lõi được xác định theo tốc độ xung nhịp (MHz): một số vi xử lý có thời gian quay vòng tốt hơn nếu ít lõi nhưng tốc độ xung nhịp cao. Lời khuyên cho bạn là nên hỏi ý kiến người quản lý ứng dụng hoặc nhà cung cấp phần mềm. Tất nhiên, họ cũng cần tính đến lượng người dùng dự kiến.

- RAM:

CPU càng nhanh, càng nhiều lõi thì bạn càng có nhiều tùy chọn RAM. Nếu không chắc chắn dung lượng RAM mà bạn cần là bao nhiêu, lời khuyên cho bạn là nên chọn server cho phép cấy thêm RAM nếu cần. Phạm vi lựa chọn RAM, đặc biệt là với bộ xử lý kép là rất lớn.

Kích thước máy chủ cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng khi chọn RAM. Các máy chủ thế hệ mới sử dụng công nghệ DDR4, điều này có thể tác động tích cực đến hiệu suất cơ sở dữ liệu.

- Ổ cứng:

Chọn thiết lập RAID cho các ổ cứng của bạn để được bảo vệ khỏi lỗi ổ cứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hệ thống của bạn sẽ vẫn hoạt động, chỉ là hiệu suất bị giảm cho đến khi ổ cứng được thay thế.

Máy chủ càng lớn, bạn càng có nhiều tùy chọn ổ cứng. Ổ cứng SATA có dung lượng lớn nhưng hiệu suất tương đối thấp. SAS có hiệu suất cao gấp đôi so với SATA, nhưng giá cao hơn và dung lượng thấp hơn. SAS thành công với ổ cứng SSD, nhanh hơn từ 50 - 100 lần so với SATA.

cach chon thue server doc lap 2

4. Cân bằng tải trên nhiều Server độc lập

Nếu ứng dụng của bạn có thể mở rộng trên nhiều máy chủ chuyên dụng, hình thức cân bằng tải - trong đó người dùng cuối sẽ được phân chia trên tất cả máy chủ có sẵn là cần thiết.

Nếu đang chạy trang web và lưu lượng truy cập tăng, đến một thời điểm nào đó bạn sẽ phải sử dụng nhiều máy chủ web để phục vụ nhiều người dùng truy cập cùng một trang web.

Với giải pháp cân bằng tải, mọi yêu cầu đến sẽ được chuyển đến cho máy chủ khác. Trước khi thực hiện việc này, cân bằng tải sẽ kiểm tra xem máy chủ có hoạt động hay không. Nếu máy chủ bị lỗi, nó sẽ chuyển hướng lưu lượng truy cập đến một máy chủ khác.

5. Băng thông sử dụng

Các yêu cầu về băng thông liên quan đến khả năng dự đoán lưu lượng dữ liệu truy cập. Nếu tiêu thụ nhiều băng thông nhưng khả năng dự đoán thấp, bạn có thể lựa chọn gói máy chủ chuyên dụng có lưu lượng dữ liệu truy cập lớn, hoặc máy chủ cung cấp băng thông unmetered.

6. Chất lượng kết nối mạng

Là khách hàng, bạn có thể chọn vị trí để đặt máy chủ. Điều quan trọng là ohair xem xét vị trí của người dùng cuối. Chẳng hạn, nếu khách hàng của bạn ở khu vực APAC, máy chủ đặt Châu Âu không phải là lựa chọn thông minh vì việc truyền dữ liệu sẽ bị chậm.

Ngoài ra việc truyền dữ liệu cũng phụ thuộc vào chất lượng kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Để tìm hiểu thêm về chất lượng kết nối mạng, bạn có thể truy cập trang web của nhà cung cấp NOC (Trung tâm vận hành mạng) và kiểm tra mạng. Hầu hết các nhà cung cấp lưu trữ sẽ cho phép bạn làm điều này.

7. Quản lý máy chủ từ xa

Nếu đang chạy ứng dụng trên máy chủ chuyên dụng, bạn cần phải có các kỹ năng và kiến thức về mặt kỹ thuật để duy trì máy chủ. Vấn đề đặt ra là liệu bạn có quyền truy cập modul quản lý từ xa? Hầu hết các máy chủ thương hiệu A được trang bị các modul quản lý từ xa. Các nhà cung cấp cũng có thể cho phép bạn truy cập an toàn vào modul đó.

Bên cạnh đó một modul từ xa cũng có thể hỗ trợ chuyển đổi từ On-Premise sang giải pháp lưu trữ (thậm chí có thể là giải pháp đám mây riêng). Bước này giữ nguyên cấu trúc công việc hiện tại và dễ dàng chuyển đổi cho nhân viên CNTT, vì họ vẫn có thể quản lý việc triển khai phần mềm của riêng mình và cài đặt hệ điều hành tùy chỉnh.

8. Nắm bắt về đối tác

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cần đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn trong các trường hợp nếu bạn muốn tìm giải pháp phù hợp với nhu cầu của mình.

Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn cho bạn cách chọn thuê Server độc lập. Ngoài ra nếu đang tìm kiếm dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết các web lưu trữ dữ liệu trực tuyến phù hợp trên Taimienphi.vn để biết cách chọn dịch vụ cho mục đích, doanh nghiệp của mình nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-chon-thue-server-doc-lap-43959n.aspx
Nếu đang muốn chọn một hosting để lưu trữ liệu website của mình, bạn đọc không nên bỏ qua bài viết đánh giá Hosting các công ty tại Việt Nam tại đây.

Tác giả: Trần Khởi My     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Mẫu hợp đồng thuê đất 2023 chuẩn pháp lý
4 mẫu đơn đăng ký phổ biến
Giá thuê xe 7 chỗ
MS SQL Server và Oracle là gì? So sánh Oracle và SQL Server
Địa chỉ cho thuê xe 16 chỗ tại Hà Nội
Từ khoá liên quan:

Cách chọn thuê Server độc lập

, chọn thuê Server độc lập, thuê server,

SOFT LIÊN QUAN
  • Chọn Nghề

    Ứng dụng tư vấn chọn nghề phù hợp cho di động

    Chọn Nghề là ứng dụng được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ lao động và xã hội ra mắt nhằm hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh. Đồng thời ứng dụng Chọn nghề cũng là kênh thông tin hữu ích giúp các bậc phụ huynh, học sinh tìm hiểu ngành nghề đào tạo và chọn trường.

Tin Mới